Nói về câu chuyện thi công sơn nước, tôi lại nhớ đến một mẩu chuyện hài hước bữa giờ đang được lưu truyền trong ngành xây dựng. Đó là câu chuyện sơn hiệu ứng do đội thợ nhầm lẫn giữa màu sơn và màu ngôi nhà khi gặp nắng đổ bóng. Kể ra thì đây chỉ là mẩu chuyện hài. Nhưng ngẫm nghĩ một chút, nếu chúng ta gặp phải tình huống trớ trêu như vậy. Thì phải làm sao đây?
Vậy thay vì chữa bệnh thì chúng ta nên phòng bệnh. Nhưng phòng bệnh ở đâu? Anh chị hãy cùng FastCons tìm hiểu 7 lưu ý cần tuân thủ khi thi công sơn nước cho căn nhà của mình nhé:
1. Chuẩn bị bề mặt:
Trước khi sơn, bề mặt tường hoặc bề mặt sơn cần được làm sạch, loại bỏ bụi bẩn, các vết bẩn hoặc tạp chất. Việc làm sạch bề mặt sơn sẽ giúp cho khả năng bám dính của sơn tốt hơn và đảm bảo tính thẩm mỹ cho bề mặt sơn.
2. Chọn loại sơn nước phù hợp:
Sơn anh chị lựa chọn phải phù hợp với mục đích sử dụng hoặc vị trí sơn, chất liệu bề mặt sơn. Ví dụ như:
- Các vị trí bên ngoài công trình, sẽ sử dụng các loại sơn ngoại thất chuyên dụng để sơn bảo vệ và trang trí. Sơn ngoại thất thông thường có khả năng chống thấm, chống mối mọt, bám bụi và chống tia UV,… tốt.
- Các vị trí nằm bên trong công trình, sẽ sử dụng các loại sơn nội thất chuyên dụng. Các loại sơn này thường sẽ có độ bền cao, tính thẩm mỹ tốt. Sẽ được ưu tiên an toàn cho sức khỏe, không chưa các hóa chất gây hại hoặc không gây ra mùi khó chịu.
- Các vị trí được làm bằng gỗ sẽ sử dụng loại sơn nước chuyên dùng để bảo về gỗ. Các loại sơn này cũng phải đảm bảo an toàn khi sử dụng, không gây ra mùi khó chịu.
3. Pha sơn nước đúng tỷ lệ:
- Sơn trước khi thi công cần được pha loãng đúng tỷ lệ để đảm bảo hiệu quả và độ bền của lớp sơn. Thông thường tỷ lệ pha trộn được khuyến cáo là 10 – 20% nước tùy theo loại sơn và điều kiện thời tiết.
4. Đảm bảo lớp sơn đều và đảm bảo độ dày:
- Khi thi công sơn nước điều quan trọng là phải đảm bảo rằng bề mặt được phủ đều và nhẵn. Điều này có thể đạt được bằng cách sơn từ từ với các nét nhất quán. Đảm bảo rằng không có vùng nào bị bỏ sót hoặc để quá dày. Bằng cách đó, anh chị có thể ngăn ngừa hiện tượng sơn bị vón cục hoặc không đều, giúp lớp sơn hoàn thiện đẹp hơn.
5. Tạo điều kiện để sơn nước khô:
- Để lớp sơn có thể khô hoàn toàn và nhanh chóng. Anh chị phải đảm bảo được các điều kiện về độ ẩm và nhiệt độ. Độ ẩm không khí phù hợp sẽ không được vượt quá 85%. Đối với nhiệt độ phòng sẽ nằm trong khoảng từ 10 đến 32 độ C. Ngoài ra, sau khi sơn xong một lớp cần chờ cho đến khi sơn khô hoàn toàn mới tiếp tục sơn lớp sơn tiếp theo.
6. Dụng cụ sơn phù hợp:
- Dụng cụ sơn như cọ sơn, bàn chải, cuộn lông cừu, máy sơn,… sẽ chỉ phù hợp với từng vị trí sơn nhất định. Do đó, khi thi công sơn nước phải lựa chọn đúng dụng cụ sơn phù hợp. Đảm bảo lớp sơn đạt chất lượng và thẩm mỹ. Lưu ý, dụng cụ sơn phải được làm sạch sau khi sử dụng và bảo quản cận thận thì mới có thể sử dụng cho những lần sau.
7. Thi công sơn nước theo chiều dọc:
- Việc thi công sơn nước theo chiều dọc phần nào giúp giảm thiểu đáng kể sự xuất hiện của các vết sọc và sự không đồng đều. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả khi sử dụng sơn trên tường hoặc bề mặt lớn. Bằng cách sơn theo các nét dài từ trên xuống dưới. Anh chị có thể đảm bảo rằng sơn được phân bố đều. Đảm bảo tính thẩm mỹ cho bề mặt sơn. Bên cạnh đó, thi công sơn nước theo chiều dọc sẽ giúp tiết kiệm sơn hơn.
Kết luận
Trên đây là 7 lưu ý cần nắm khi thi công sơn nước mà FastCons đúc kết được trong suốt quá trình thi công các công trình của mình. Từ những lưu ý này, FastCons hy vọng anh chị sẽ có một ngôi nhà hoàn hảo như ý chứ không gặp phải tình huống trớ trêu như trong mẩu chuyện đùa FastCons đã đề cập ở trên.
Nhưng nếu được, FastCons hy vọng có thể trực tiếp tham gia tại dự án của anh chị. FastCons cam kết sẽ thi công đạt tiêu chuẩn để anh chị có thể yên tâm về chất lượng của mái ấm của mình.