Biện pháp thi công bể tự hoại treo đảm bảo chất lượng

Thi công bể tự hoại treo có nghĩa là phải neo vào dầm và dầm truyền vào móng. Cho dù nền đất yếu hay mạnh thì nên chủ áp dụng phương án này.
Biện pháp thi công bể tự hoại

Nguyên nhân phải thi công bể tự hoại treo

Đa số dự án xây dựng nhà ở hiện nay, diện tích của phần bể tự hoại không đủ lớn cho bên thiết kế – thi công chú trọng để ý nhiều hơn tới khả năng độ chịu lực và chi phí có thể phát sinh cho Chủ Nhà. Không ít đơn vị xây dựng lựa chọn thi công bể neo trực tiếp vào bê tông sàn trệt.

Mặc khác, kết cấu của bê tông sàn trệt thường chỉ dày trong tầm khoảng 100mm và được đi kèm 01 lớp sắt. Cho nên độ chịu lực để gánh bể tự hoại là điều khó đảm bảo, nhất là khi bể trong tình trạng luôn đầy nước thải sinh hoạt.

Điều này có rủi ro khá lớn đối với nền đất yếu, thực tế nhiều nhà đã và đang gặp phải “cách thức thi công” này. Dẫn đến vị trí bể tự hoại không được ép cọc hoặc gia cố nền đất như móng nhà. Thay vào đó, các đơn vị thi công sẽ lựa chọn đặt trực tiếp bể tự hoại lên trên nền đất nhà mình khi xây dựng.

Biện pháp thi công bể tự hoại treo đảm bảo chất lượng
Bể tự hoại treo giúp tối ưu chi phí cho chủ nhà

Nhược điểm của bể tự hoại truyền thống

Theo thời gian, sẽ có 2 trường hợp xảy ra:

Trường hợp 1: Nếu nền đất nhà xây dựng đạt độ chắc chắn, có khả năng chịu lực tốt thì độ rủi ro rò rỉ, nứt của bể tự hoại sẽ có phần thấp.

Trường hợp 2: Nước thải bốc mùi, nền đất yếu sạt lỡ gây tắc nghẽn bể,… ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống các đường ống thoát đấu, nối trực tiếp với bể, làm xáo trộn cuộc sống sinh hoạt của gia đình hoặc những nhà xung quanh (nếu có).

Lúc này, chủ nhà cần phải tìm phương án xử lý triệt để, là lựa chọn tìm kiếm một đơn vị có chuyên môn để thi công lại kết cấu phần bể tự hoại. Sau khi thi công, phải đảm bảo hạng mục bể tự hoại và cuộc sống sinh hoạt của chủ nhà không còn lặp lại tình trạng như trước đây.

Bên cạnh đó, chủ nhà cũng sẽ hơi “đau ví”, cùng theo sau đó là thời gian, công sức,… cho sự cố công trình xây dựng không đạt ở phần mục thi công này.

Do vậy, ở góc độ của FastCons, cho dù nền đất yếu hay không yếu thì đều chủ động áp dụng phương án thi công là “BỂ TỰ HOẠI TREO”. Có nghĩa là phải neo vào dầm và dầm truyền vào móng. Điều đặc biệt, là trước giờ bên đơn vị cũng chưa từng tính phí phát sinh với các Chủ Nhà về vấn đề này.

Hướng dẫn thi công bể tự hoại treo

Bước 1: Đánh giá nền đất

Đào hầm đất bể tự hoại cần đánh giá nền đất thuộc loại đất yếu hay chắc chắn để có phương án thi công phù hợp. Tránh trường hợp bể bị sụt lún, gây thiệt hại trong quá trình sử dụng cho chủ nhà. Đối với nền đất yếu, nên tiến hành thi công phương pháp bể tự hoại treo.

Biện pháp thi công bể tự hoại treo đảm bảo chất lượng
Cần đánh giá nền đất trước khi thi công

Bước 2: Lắp đặt cốt thép

Sau khi đào đất cho hố bể tự hoại, tiến hành thi công lắp đặt cốt thép đáy sàn bể tự hoại treo là: D10A150 đổ bê tông dày 120mm và 4 dầm xung quanh để đổ tường bao 20cm x 20cm gồm 4D12/14 đai D6A150.

Biện pháp thi công bể tự hoại treo đảm bảo chất lượng
Thi công lắp đặt cốt thép bể tự hoại

Bước 3: Thi công sắt cột 4 góc

Thi công cột sắt 4 góc, mỗi cột đai 4D14 tạo điểm nối.

Biện pháp thi công bể tự hoại treo đảm bảo chất lượng
Sắt cột 4 góc neo và bể tự hoại

Bước 4: Đổ bê tông

Tiến hành đổ bê tông đáy và dầm xung quanh bể tự hoại treo.

Biện pháp thi công bể tự hoại treo đảm bảo chất lượng
Đổ bê tông bể tự hoại treo

Bước 5: Xây tường gạch

Chuẩn bị công tác xây tường bao gạch đinh (nếu chủ nhà muốn đảm bảo hơn thì nên đổ bê tông vách – nhưng sẽ tốn kém chi phí hơn và cần làm việc lại với đơn vị thi công). Sau đó xây tường bao 200 bể tự hoại bằng gạch đinh để tăng khả năng chống thấm cùng với hồ phải được chen kín ở giữa 2 khe gạch (màu đỏ).

Biện pháp thi công bể tự hoại treo đảm bảo chất lượng
Xây tường gạch bể tự hoại treo

Bước 6: Câu sắt neo tường

Sắt cột neo của bể chừa dư ra để sau này bẻ neo vào dầm. Tiến hành câu sắt neo tường bao bể tự hoại vào cột bê tông để đảm bảo một khối liên kết chắc chắn.

Biện pháp thi công bể tự hoại treo đảm bảo chất lượng
Tiến hành câu sắt neo tường bao

Bước 7: Sắt neo vào dầm chịu lực

Sắt cột bê tông sẽ neo vào 4 góc giao của 4 dầm bao đỉnh bể tự hoại (màu vàng). Các dầm này sẽ liên kết với móng chính (màu đỏ). Như vậy, sau khi đổ bê tông xong sẽ rất chắc chắn, bể đảm bảo không bị sụt, lún khi đặt trên nền đất yếu.

Tùy mỗi vị trí, địa chất khu đất mà sẽ có phương án bố trí bể phốt khác nhau. Thường thiết kế sẽ không vẽ trên bản vẽ. Đặc biệt không nên neo bể vào sàn bê tông mà không đi qua dầm vì sàn trệt thường chỉ dày 100 không đủ chịu lực. Lúc này, nếu bể có sụt lún sẽ kéo theo sàn ở vị trí đó sụt, nứt theo.

Biện pháp thi công bể tự hoại treo đảm bảo chất lượng
Kết cấu sắt neo dầm chịu lực chắc chắn

Bước 8: Xây vách ngăn bể phốt

Tiến hành xây vách ngăn bể phốt, xây hoàn thiện bên trong bể tự hoại đảm bảo chắc chắn, không rò rỉ nước.

Biện pháp thi công bể tự hoại treo đảm bảo chất lượng
Xây vách ngăn, hoàn thiện bể phốt

Trên đây, FastCons đã thông tin đến bạn ưu điểm của phương pháp thi công bể tự hoại treo. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận ngay dưới đây để được giải đáp nhanh nhất nhé!

Ý kiến bạn thế nào

VỀ FASTCONS​

FastCons ra đời với mục tiêu giải quyết các bất cập trong quá trình xây dựng của khách hàng trong phân khúc vừa và nhỏ. Chúng tôi cam kết mang đến giải pháp xây dựng đảm bảo chất lượng, tiến độ nhanh chóng và giảm thiểu chi phí cho khách hàng của mình.

Dự án tương tự

Follow Us

Cập nhật kiến thức cùng FastCons

Verified by MonsterInsights