Móng cọc hay móng nền, nền móng hay móng nhà là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình xây dựng như các tòa nhà….). Nó đảm nhiệm chức năng trực tiếp tải trọng của công trình vào nền đất, bảo đảm cho công trình chịu được sức ép của trọng lực các tầng, lầu và toàn bộ khối lượng của công trình.
1. Giới thiệu
Nền móng, hay nền đất, là phần đất nằm dưới đáy móng chịu toàn bộ hoặc phần lớn tải trọng công trình đè xuống, nhưng lại là thành phần của công trình được chôn sâu và kỹ. Móng nhà là một trong những yếu tố quan trọng nhất cần được lưu ý khi xây nhà hoặc các công trình khác. Đây là nơi quyết định cho sự kiên cố, bền vững và là nền tảng nâng đỡ cả công trình.
2. Qui trình thi công móng cọc
3. Các bước thi công ép cọc
Trước khi tiến hành thi công ép cọc cần phải có đầy đủ hồ sơ kỹ thuật như: Báo cáo khảo sát địa chất khu vực, bản thiết kế móng, bản đồ các công trình ngầm… và các thông số kỹ thuật của cọc ép.
3.1. Chuẩn bị mặt bị mặt bằng
Bạn phải bố trí mặt bằng bằng phẳng trước khi thi công ép cọc, giúp quá trình di chuyển máy ép được dễ dàng. Bố trí mặt bằng bao gồm cả việc tạo mặt bằng thuận lợi thi công lẫn việc bố trí vị trí tập kết cọc, vị trí nghỉ của tổ thợ ép cọc.
Để có mặt bằng thuận lợi cho công tác ép cọc bê tông bạn nên đào cốt nền tới cao độ đáy đài móng, sau đó đổ cát san mặt bằng tạo độ phẳng nhất định cho việc di chuyển máy (nếu mặt bằng có mực nước cao, bạn phải tiến hành bơm nước). Tại vị trí chênh lệch cao độ giữa cốt mới đào và cốt đường tự nhiên bạn đổ dầy lớp cát tạo độ dốc để chuyển máy và cọc xuống mặt bằng.
3.2. Tập kết cọc và tiến hành ép móng cọc
Đợt tập kết đầu tiên bạn chỉ nên đưa tới công trình số lượng cọc vừa phải (thường khoảng 1/3 số tim cọc) để ép thử xem địa chất tại khu vực ra sao. Vận chuyển và lắp thiết bị ép vào vị trí có cọc ép. Giá máy được kê vững chắc chắn, thăng bằng, chỉnh máy cho các đường trục của khung máy, của hệ thống kích, trục của cọc thẳng đứng và nằm trong cùng một mặt phẳng. Liên kết chắc chắn thiết bị ép với hệ thống neo hoặc hệ thống dầm chất đối trọng, kiểm tra cọc lần nữa.
Dùng cần trục cẩu cọc đưa vào vị trí ép. Trước tiên ép đoạn mũi cọc, đoạn mũi cọc được định vị chính xác về độ thẳng đứng và vị trí. Những giây đầu tiên áp lực dầu nên tăng chậm và đều. Tốc độ không nên vượt quá 1 cm/sec. Khi ép xong đoạn mũi, tiến hành nối đoạn giữa, mối nối cọc thực hiện bằng hàn trước và sau. Khi hàn phải kiểm tra độ thẳng đứng của cọc, phải đảm bảo hai đoạn nối phải trùng trục với nhau. Khi đã chỉnh và nối xong thì ép cho áp lực 3 – 4 kg/cm2. Thời điểm đầu tốc độ xuống cọc không nên quá 1 cm/sec. Sau đó tăng dần nhưng không nên nhanh hơn 2 cm/sec.
Cọc được dừng ép khi thỏa mãn điều kiện:
1. Đạt chiều sâu xấp xỉ do thiết kế qui định.
2. Lực ép cọc vào thời điểm cuối cùng đạt trị số thiết kế quy định trên suốt chiều sâu xuyên lơn hơn 3 lần đường kính hoặc cạnh cọc. Trong khoảng đó tốc độ xuyên không quá 1cm/sec.
3.3. Ghi chép trong quá trình thi công ép móng cọc
Để biết được lực ép đầu cọc bạn có thể dùng công thức:
P(ép) = 2 x S (pittong) x Chỉ số đồng hồ
(hoặc = Chỉ số đồng hồ/3,14)
Trong đó:
P (ép) là lực ép đầu cọc
S (pittong) là tiết diện pittong
Công Ty TNHH Thiết Kế & Xây Dựng FastCons
- Hotline: 085 790 6868 – 090 828 6679
- Email: info@fastcons.vn
- Địa chỉ: Số 19 đường 24A, Phường An Phú, TP. Thủ Đức.