Bạn đang chuẩn bị xây nhà ở? Bạn thắc mắc không biết nên xây nhà vào mùa nào hay làm cách nào để tiết kiệm thời gian? Bạn có nên tối ưu hóa chi phí bằng cách mua vật tư vật liệu lúc giảm giá? Bạn đang phân vân về thời gian xin phép xây dựng công trình của mình? Nếu bạn đang loay hoay với những vấn đề trên thì FastCons sẽ giúp bạn giải đáp ngay bây giờ.
1. Chuẩn bị xây nhà vào mùa nào là hợp lý?
- Có nhiều ý kiến cho rằng mùa khô sẽ tốt hơn. Nhưng theo nguyên tắc trong ngành xây dựng là không chính xác. Đúng là mùa khô sẽ giúp việc đổ bê tông nhanh khô giúp đẩy nhanh tiến độ. Nhưng thực sự thì vào mùa này bê tông sẽ dễ bị nứt do giãn nở nhiệt nếu không bảo dưỡng tốt. Lợi ích dễ thấy nhất khi xây dựng nhà vào mùa khô là không bị gián đoạn do trời mưa. Nhưng nó cũng đòi hỏi công tác bảo dưỡng phải thực hiện đầy đủ để đảm bảo chất lượng công trình.
- Bên cạnh đó cũng có nhiều chuyên gia trong ngành cho rằng, xây dựng vào mùa mưa thì sẽ có nhiều lợi thế hơn. Ví dụ như công tác bảo dưỡng sẽ dễ dàng hơn. Mùa mưa, độ ẩm cao hơn sẽ hạn chế tình trạng giãn nở nhiệt ở bê tông. Đồng thời, nó sẽ giúp phát hiện chỗ rò rỉ để kịp thời khắc phục sửa chữa. Tuy nhiên, có lợi thì sẽ có hại. Xây nhà vào mùa này sẽ không tránh được việc bị gián đoạn thi công do mưa. Dẫn đến thời gian thi công bị kéo dài.
- Vì vậy, trước khi xây dựng, gia chủ phải cân nhắc ưu nhược điểm của từng loại thời tiết và lựa chọn phù hợp nhất với ngôi nhà của mình. Hơn nữa, hiểu được các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình xây dựng bạn sẽ chủ động hơn trong việc ứng phó và chuẩn bị cho chúng.
2. Có nên chờ giá vật liệu giảm rồi mới xây nhà?
- Hầu hết mọi người đều có quan niệm chờ giá vật liệu giảm mới mua để tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, thị trường vật tư, vật liệu luôn biến động không ngừng. Vật liệu này giảm giá thì sẽ có vật liệu khác tăng giá. Do đó, sẽ khó có thể tiết kiệm chi phí nhờ mua vật liệu giá thấp. Có khi giá nguyên vật liệu như gạch, đá, xi măng giảm nhưng giá thiết bị, vật tư hoàn thiện lại tăng. Thực tế có nhiều chuyên gia đã ghi nhận lại rằng, tổng chi phí xây dựng sẽ không giám nhiều kể cả khi đã canh mua vật liệu ở giá thấp.
3. Mất bao lâu để tạo ra bản thiết kế cho một ngôi nhà?
- Thông thường, sẽ mất khoảng 1 đến 2 tuần để hoàn thành hồ sơ thiết kế sơ bộ và phối cảnh. Điều này đòi hỏi sự thống nhất giữa kiến trúc sư và gia chủ. Để đảm bảo bản vẽ được điều chỉnh cho phù hợp với mong muốn của gia chủ.
- Sau khi thống nhất hồ sơ thiết kế sơ bộ, kiến trúc sư sẽ tiến hành bản vẽ xin phép xây dựng. Khi có giấy phép, tiếp tục thực hiện bản vẽ kết cấu và MEP.
- Tùy thuộc vào quy mô của dự án và các thay đổi của chủ nhà, có thể mất từ 2-3 tháng để hoàn thành toàn bộ.
4. Thời gian xin cấp giấy phép xây dựng nhà ở mất bao lâu?
Nếu không kể thời gian gia chủ chuẩn bị đầy đủ giấy tờ thì sau khi nhận hồ sơ, cơ quan thẩm quyền sẽ xem xét cấp giấy phép. Sẽ có hai trường hợp cấp phép:
- Đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới. Không quá 20 đến 30 ngày làm việc khi xin phép xây dựng tạm, cải tạo sửa chữa hoặc di dời. 15 ngày làm việc đối với nhà ở riêng lẻ tại đô thị. 10 ngày đối với nhà ở nông thôn.
- Đối với trường hợp cấp lại hoặc gia hạn. Thời gian xin phép không quá 10 ngày làm việc.
Trường hợp đến thời hạn kể trên, nhưng cần phải xem xét thêm. Cơ quan thẩm quyền sẽ thông báo bằng văn bản cho chủ đầu tư biết. Đồng thời báo cáo cấp quản lý trực tiếp xem xét và chỉ đạo thực hiện. Nhưng không được quá 10 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn theo quy định.
5. Thời gian thi công hoàn chỉnh cho đến khi chính thức vào ở được là bao lâu?
- Tuy từng quy mô công trình mà thời gian có thể kéo dài từ 4 đến 8 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, thời gian thi công sẽ có thể bị kéo dài hơn.
- Nguyên nhân của vấn đề này là: công trình sẽ có nhiều nhà thầu tham gia ở các hạng mục. Đặc biệt ở giai đoạn thi công hoàn thiện. Hay xảy ra tình trạng nhà thầu phải chờ nhau. Hoặc một nhà thầu bị trễ tiến độ sẽ kéo theo các nhà thầu khác cùng trễ.
- Chẳng hạn, sau giai đoạn xây thô, phải ốp gạch nhà tắm trước khi ốp tấm thạch cao toàn bộ ngôi nhà. Sau đó đến công đoạn làm phẳng và sơn bả, tiếp theo là lắp đèn trên trần thạch cao. Chỉ sau khi hoàn thành các bước này, chúng ta mới có thể chuyển sang lát sàn gạch hoặc sàn gỗ. Cuối cùng là lắp đặt thiết bị vệ sinh, vật dụng trang trí nội thất,… Như bạn có thể thấy, xây dựng một ngôi nhà là một quá trình phức tạp đòi hỏi phải lập kế hoạch và thực hiện cẩn thận để đảm bảo chất lượng.
6. Khoảng chi phí phát sinh tối đa có thể cho phép là bao nhiêu?
- Không có con số chính xác cho khoảng chi phí phát sinh tối đa khi xây dựng vì nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Đối với loại hình xây dựng nhà ở, khi chuẩn bị xây nhà mức phát sinh thường dao động từ 5% đến 10% tổng giá trị hợp đồng. Quy mô công trình càng lớn, khả năng phát sinh chi phí càng cao. Bên cạnh đó, dự án của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như thời tiết, dịch bệnh,… Vậy nên để đảm bảo tài chính,khi chuẩn bị xây nhà gia chủ nên dự trù khoản chi phí phát sinh tối đa từ 10% đến 20% tổng giá trị hợp đồng.
7. Làm cách nào để tìm được đơn vị thi công uy tín?
- Khi chuẩn bị xây nhà nếu chọn nhà thầu, khi chuẩn bị xây nhà chủ nhà hãy chọn đơn vị được nhiều người biết đến với những phản hồi tích cực thì khả năng cao đây là đơn vị chuyên nghiệp, có năng lực chuyên môn và kinh nghiệm. Hợp đồng cần thể hiện rõ ràng các điều khoản về thời gian, chi phí, phát sinh, cách xử lý khi thi công không đạt, hạn chế thanh toán trước quá nhiều,… Chủ nhà có thể cân nhắc các nhà thầu được người quen giới thiệu, những người là khách hàng cũ của nhà thầu đó và họ thực sự hài lòng với cách làm việc của nhà thầu.
- Nên tham khảo kỹ giá cả trên thị trường để so sánh với mức giá do nhà thầu đề xuất. Cân nhắc giá thầu đề xuất có phù hợp với kế hoạch tài chính của bạn không. Liệu rằng với mức giá đề xuất có thấp hơn mặt bằng chung hay không, nếu thấp hơn thì chất lượng vật tư có đảm bảo như bạn mong muốn. Thông thường, giá thành sẽ đi đôi với chất lượng, hãy cân nhắc thật kỹ để lựa chọn nhà thầu hợp lý nhé.
- Quy trình làm việc minh bạch, chính sách bảo hành rõ ràng là tiêu chí rất quan trọng trong cách chọn và làm việc với nhà thầu xây dựng. Với quy trình làm việc rõ ràng thì chủ đầu tư sẽ dễ dàng theo dõi, giám sát tiến độ, chất lượng công trình và giảm thiểu được các rủi ro không đáng có. Hãy xem xét kỹ hợp đồng thi công và các chính sách bảo hành mà chủ thầu cung cấp.
- Tiến độ thi công là một trong những yếu tố phản ánh năng lực và mức độ chuyên nghiệp của nhà thầu. Hãy làm việc chi tiết về tiến độ thi công, để căn nhà của bạn được hoàn thiện đúng thời gian như kế hoạch.
- Cuối cùng, hãy xem xét kỹ hồ sơ năng lực, công trình thực tế, dự án mà họ đã thực hiện để đánh giá năng lực chuyên môn của nhà thầu. Nhà thầu càng chuyên nghiệp, càng uy tín bạn sẽ càng yên tâm.
Kết luận
FastCons mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc hoặc có thêm thông tin hữu ích để áp dụng cho quá trình chuẩn bị xây nhà của mình. Cuối cùng, FastCons mong là bạn sẽ luôn có một ngôi nhà như ý. Nếu bạn đang tìm kiếm nhà thầu thi công, hãy liên hệ FastCons để được tư vấn chi tiết hơn.